Vải Cotton là gì? Những điều cần biết về vải cotton
9 Tháng Mười Một, 2021Thị trường may mặc hiện nay có rất nhiều loại vải, có thể kể đến như len, nỉ, vải lụa, vải nylon, vải sợi tổng hợp… Trong đó không thể thiếu được một loại vải rất được ưa chuộng và được biết đến rộng rãi ở khắp nơi, đó là vải cotton.
Vậy, vải cotton là gì? Có những điều gì cần biết và lưu ý trước khi sử dụng loại vải này?
Hãy cùng Tinh dầu Kepha tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nha!
Vải cotton là gì?
Cotton là một loại vải sợi tổng hơp phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc thời trang hiện nay. Chúng được làm từ sợi bông tự nhiên hoặc cũng có thể được pha trộn với một lượng nhỏ chất liệu hóa học.
Vải cotton có độ dày và trọng lượng khác nhau tùy vào từng mục đích sử dụng nhưng nhìn chung, chúng đều có các ưu điểm như: thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, chống ăn mòn, chống nấm mốc và dễ dàng để nhuộm màu. Ngoài ra, cotton còn là nguyên liệu tự nhiên an toàn cho làn da, không gây mẩn ngứa, dị ứng và đặc biệt cực bền.
Nguồn gốc vải cotton
Từ xa xưa, hầu hết các nền văn minh lớn trên thế giới đều sử dụng sợi bông để làm vải. Tuy nhiên, mọi nền văn minh đều tin rằng phương pháp dệt vải bông của họ là duy nhất. Nhưng phương pháp dệt bông thành vải này đã được áp dụng và khám phá cùng thời với các nước khác. Đặc biệt các nước ngoài nửa bán cầu cũng sử dụng.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng phỏng đoán rằng bông có thể đã xuất hiện cách đây khoảng 7000 năm. Kể từ khi một mảnh vải bông được tìm thấy trong một hang động ở Mexico. Vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên, đây là thời kỳ các thung lũng sông Nile, Hang và Idus dần áp dụng phương pháp dệt vải bông bằng sợi bông.
Tuy nhiên, phải đến sau này, các nhân tài châu u mới đưa vải cotton vào sử dụng. Cụ thể, có tài liệu cho rằng khi quân đội của Alexander Đại đế xâm lược Ấn Độ, họ đã biết và bắt đầu sử dụng quần áo làm từ vải bông.
Quá trình sản xuất vải cotton
Cotton được làm từ sợi bông tự nhiên. Sau khi thu hoạch quả bông ở các cánh đồng, những sợi bông này sẽ được đưa về nhà máy để xé sợi sau đó đưa vào lò hấp và lọc nhiều lần để loại bỏ tạp chất. Kết quả sẽ là những sợi bông đã qua xử lý.
Sợi bông tiếp tục được hòa tan bằng dung dịch hóa chất để làm đặc, sau đó được đưa vào máy kéo sợi và vắt qua một lỗ nhỏ để kéo sợi ra. Những sợi này được kết hợp thêm giữa sợi ngang và sợi dọc để tạo thành một loại vải.
Vải được đánh bóng nở ra để có được khả năng thấm hút tốt.
Bước cuối cùng, chúng được nhuộm thành những tấm vải cotton nhiều màu sắc, sau đó được gửi đến các xưởng may hoặc bán trên thị trường như các xưởng sản xuất vải.
Các loại vải cotton phổ biến hiện nay
Cotton 100
Đây là loại vải với nguyên liệu 100% từ sợi bông và chỉ được pha thêm 1 số hóa chất nhằm giữ vải bền, mềm mại và lâu phân hủy hơn.
Ưu điểm:
Vải cotton 100% làm hoàn toàn từ chất liệu thiên nhiên nên cực kỳ an toàn cho làn da của người dùng. Ngoài ra, nó còn có khả năng thấm hút tốt, độ bền cao và vô cùng thoáng mát.
Chính bởi vậy, cotton 100 sẽ là lựa chọn rất hoàn hảo để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm dành cho trẻ em.
Nhược điểm:
Giá thành khá cao.
Ứng dụng:
Vải Cotton 100% thường được dùng để may các loại quần áo, khăn mặt trẻ em,… và các sản phẩm cao cấp sử dụng trong thời trang may mặc.
Cotton lạnh
Vải cotton lạnh là một chất liệu vải khá mới, có thành phần tổng hợp từ polyester hoặc nilon. Ở một số loại, cotton lạnh còn được pha thêm từ 2% – 5% spandex để tăng khả năng co giãn.
Ưu điểm:
Cotton lạnh có bề mặt trơn láng, mịn màng và không hề bị nhăn, mang lại tính thẩm mỹ và vẻ ngoài lịch sự, thanh lịch cho người mặc. Tuy có khả năng thấm nước nhưng loại vải này lại có thể đẩy mồ hôi và hơi ấm ra ngoài không khi nên dễ dàng mang lại sự thoáng mát, dễ chịu cho người dùng.
Đây còn là loại vải nhanh khô và bền màu, dễ dàng bảo quản và sử dụng. Ngoài ra, giá thành còn khá rẻ.
Nhược điểm:
Độ co giãn khác nhau khiến cơ thể bí bách sau khi hoạt động mạnh vì thoát hơi chậm. Vải cotton lạnh không chịu được nhiệt quá 180 độ C.
Cotton-poly
Đây là tên gọi chung của các loại vải cotton khi pha lẫn với polyester. Giá thành và hiệu quả các chất liệu này sẽ khác nhau tùy vào tỷ lệ pha trộn.
Các tỷ lệ pha trộn phổ biến của Cotton Poly là: 20% Cotton + 80% Poly, 60% Cotton + 40% Poly, 35% Cotton + 65% Poly, 25% Cotton + 75% Poly,…
Ưu điểm:
Vải Cotton Poly không bị xù lông khi sử dụng lâu, độ bền cao, trọng lượng nhẹ và đặc biệt là co giãn tốt, mềm mại và khá thông thoáng. Có thể thoải mái giặt bằng máy, dễ dàng tẩy vết bẩn.
Nhược điểm:
dễ bay màu, làm giảm tuổi thọ vải nếu phơi ở nhiệt độ quá cao. Ngoài ra, tỷ lệ Poly trong vải càng cao thì độ thông thoáng và thấm hút mồ hôi càng giảm.
Cotton Borip
Đây là một loại vải cotton có cấu tạo bo gân, có bề mặt giống áo len với độ co giãn cao. Vải Borip chính gốc làm từ 100% cotton.
Tuy nhiên hiện nay loại vải này được làm nhái rất nhiều khi trộn cotton với poly, visco…để giảm giá thành sản phẩm.
Ưu điểm: Độ đàn hồi cao, thoáng mát do làm từ 100% vải cotton.
Nhược điểm: Nóng, chỉ thích hợp mặc khi thời tiết mát mẻ. Giá thành cao.
Thô cotton
Vải cotton thô là dòng vải dệt chủ yếu từ sợi bông và gai tự nhiên, trong đó không pha thêm bất cứ chất liệu hay loại sợi nhân tạo nào khác.
Ưu điểm:
Bền hơn vải nỉ và nhiều chất liệu khác. Thô cotton không dễ rách, ít bị bạc màu và có thể sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, loại vải rất ăn màu khi nhuộm, chính vì thế sẽ dễ dàng để tạo mẫu, thiết kế đẹp và chính xác.
Chất vải nhẹ, mịn, đem đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc.
Vải thô cotton không chứa sợi tổng hợp nên rất an toàn, không lo kích ứng, mẩn ngứa hay ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Đặc biệt, loại vải này thấm hút rất tốt nên việc giặt phơi sẽ rất nhanh chóng. Khi mặc vào mùa hè, người mặc cũng sẽ rất thoải mái vì thô cotton thấm hút mồ hôi rất hiệu quả.
Nhược điểm:
Vải thô không bóng đẹp và dễ nhăn khi bị vò, gấp nếp. Ngoài ra, so với vải lụa hay lanh thì thô cotton lại kém sang trọng hơn. Đặc biệt, loại vải này khá dày, chính vì thế mà nhiều người tiêu dùng còn e ngại khi dùng thô cotton.
Cotton Tici
Tici là tên gọi khác của vải Cotton 35/65. Đây là chất vải được tổng hợp từ 35% Cotton và 65% PE (sợi Polyester) hay Poly. Tùy vào việc sử dụng Poly hay PE mà giá thành của Cotton Tici cũng sẽ có sự thay đổi nhẹ.
Ưu điểm:
Độ bền, co giãn cao, thấm hút mồ hôi khá tốt. Vải được dệt thành vải co giãn 2 chiều (chỉ co giãn được một hướng) và vải co giãn 4 chiều (có thể co giãn theo 2 hướng khác nhau).
Nhược điểm:
Cản sáng kém, chịu nhiệt kém, dễ bị phân hủy trong môi trường axit, dễ nhăn khi ủi ở nhiệt độ cao và khả năng khô kém hơn vải 100% cotton hoặc 65/35.
Hướng dẫn cách phân biệt vải Cotton và vải Cotton pha
Chạm và cảm nhận vải
Nếu là vải 100% cotton chuẩn thì khi sờ vào sẽ có cảm giác mát và mềm. Tuy nhiên, nếu muốn kiểm tra kỹ hơn, bạn nên dùng khăn lau mạnh.
Nếu bề mặt vải có nếp nhăn thì đó chắc chắn là vải cotton chuẩn. Còn với các loại cotton pha khác, khi vò, vải không bị nhăn.
Đốt vải
Nếu bạn muốn kiểm tra chất lượng của vải, hãy cắt một đoạn nhỏ và đốt cháy. Trong trường hợp đốt mà vải không có mùi khét như nhựa thì đó là 100% cotton tự nhiên.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nói rằng nếu khi đốt mà ngửi thấy mùi gỗ trong khói thì chứng tỏ đó là vải xịn, nguyên chất.
Kiểm tra khả năng thấm nước
Nếu là vải 100% cotton chắc chắn sẽ thấm nước rất nhanh và trải đều trên bề mặt vải. Bởi vì nó được làm bằng bông. Tuy nhiên, đối với các loại vải pha như vải cotton PE, vải thun cotton… thì độ thấm hút sẽ rất chậm và không đồng đều.
Ứng dụng vải cotton trong đời sống
Nhu cầu sử dụng vải cotton trong cuộc sống hiện nay là khá cao. Loại vải này được ứng dụng nhiều trong công nghiệp may mặc, sản xuất quần áo thời trang và sản xuất chăn ga gối đệm.
Trong công nghiệp may mặc
Chất liệu vải cotton được sử dụng rất rộng rãi trong ngành may mặc, trong đó phổ biến nhất là đồ lót và quần áo. Đa số các mẫu quần lót hiện nay đều được làm từ vải cotton pha vì chất liệu này rất mềm mại, thấm nước và thoáng khí. Bởi vậy, vải cotton vô cùng phù hợp để sử dụng trong sản xuất may mặc và đồ lót.
Bên cạnh đó, các mặt hàng quần áo thể thao dành cho vận động viên cũng sử dụng chất liệu vải Cotton pha Spandex, bởi chúng có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt và bó sát cơ thể. Các hãng thời trang thể thao nổi tiếng như Nike hay Adidas cũng đều trung thành với loại vải này.
Trong sản xuất chăn ga gối đệm
Các sản phẩm chăn ga gối đệm hiện nay rất chú trọng vào tiêu chí thấm hút mồ hôi. Chính bởi vậy, không chất liệu vải nào có thể đảm bảo được chất lượng hơn là vải Cotton trong khía cạnh này.
Ngoài khả năng thấm mồ hôi, Cotton còn được nhiều người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn bởi sự thoải mái và mềm mại khi sử dụng.
Tổng Kết:
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vải cotton, những loại vải cotton phổ biến hiện nay cùng ưu điểm, nhược điểm của chúng; cách phân biệt vải cotton cũng như ứng dụng của loại vải này trong cuộc sống hàng ngày.
Hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích và đem lại những kiến thức cho bạn về vải Cotton, để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho sản phẩm mặc hàng ngày của gia đình.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về loại vải nào khác, hãy để lại bình luận, Tinh dầu Kepha sẽ giải đáp cho bạn ngay nhé!